Hướng dẫn lắp đặt

Hướng dẫn lắp đặt thiết bị vệ sinh cho nhà tắm đúng cách mới nhất

Khi xây một ngôi nhà, người xây và chủ nhà cần có những kiến thức cơ bản về kết cấu để xây nhà vệ sinh đúng cách. Đây là một bước rất cần thiết bởi vì sau khi xây xong, nhà vệ sinh luôn là nơi xảy ra những vấn đề khó xử lý nhất, luôn là mối quan tâm lo ngại của nhiều người. Dưới đây, chúng tôi xin thông tin đến mọi người về các bước chuẩn bị cần thiết lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng chuẩn.

Hướng dẫn chuẩn bị lắp đặt bồn cầu

Bồn cầu là thứ quan trọng nhất trong nhà vệ sinh. Mùi hôi khó chịu, nghẹt đường ống, không rút nước được…là những vấn đề thường gặp nếu lắp đặt không đúng cách. Vì thế, người thợ cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Vị trí tâm xả của bồn cầu: từ tường đến tâm xả là 305mm, toàn bộ những bồn cầu mẫu mới đều có vị trí tâm xả như thế này. Vì thế, nếu bản vẽ thiết kế nhà bạn có vị trí tâm xả quá ngắn, hãy nhắc ngay, bởi vì một số thợ vẫn lấy thông số cũ của bồn cầu cũ.
  • Nguồn cấp nước cho bồn cầu nằm bên tay trái từ nền lên là từ 150 -> 200mm, cách tâm cầu là 250mm.
  • Xu hướng hiện đại ngày nay hướng đến sử dụng bồn cầu thông minh. Bạn nên chuẩn bị sẵn ổ cắm 3 chấu nếu bạn muốn lắp bồn cầu điện tử (khi thi công cũng không thêm chi phí vì khi chọn nhà thầu trọn gói đã bao gồm tất cả công chạy đường điện, đường ống), Vì thế, bạn nên yêu cầu chạy điện trước luôn để chuẩn bị cho tương lai mặc dù hiện tại bạn chưa có nhu cầu.

Hướng dẫn chuẩn bị đường ống xả thải

Các vấn đề như nước thoát chậm, bị yếu, hoặc không thoát được… đa số không phải do bồn cầu mà do lắp đường ống không đúng kỹ thuật.

  • Đường thoát nước của nhà vệ sinh (bồn cầu, bệ tiểu) phải riêng biệt với đường thoát nước rửa (chậu rửa, bồn tắm, sàn).
  • Nên thiết kế đường dài đường ống là ngắn nhất.
  • Đường ống không đi qua phòng khách và phòng ngủ để dễ lắp đặt và sửa chữa.
  • Không thiết kế đường ống thải có quá nhiều mối nối vì sẽ làm cản trở lực của hệ thống, dễ đóng cặn gây xả yếu hoặc tắc. Tốn chi phí vì phải sử dụng nhiều đoạn nối.
  • Khi thiết kế đường ống thải, nhất định phải có ống thông khí. Nếu không áp lực không khí trong ống sẽ gây ứ hơi dẫn đến xả yếu và làm vỡ đường ống.
  • Khi lắp đặt ống thải xuống bể phốt, ống thải không được ngập trong nước, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả ống xả.
  • Khi lắp đặt hệ thống ống thải trên nhiều tầng. Nên chọn cút nối chữ Y vì dòng chảy từ thiết bị phía trên chảy thẳng xuống không gây cản trở tới thiết bị bên dưới. Không nên chọn cút nối chữ T vì dòng chảy từ phía trên có thể sẽ tràn vào đường thải của thiết bị bên dưới, ảnh hưởng đến việc xả thải của các thiết bị bên dưới.
  • Khi lắp đặt các sản phẩm xả ngang: cần chú ý đến độ nghiêng của ống thải. Nếu ống dốc vào trong sản phẩm sẽ làm giảm hiệu quả xả, nước bẩn có thể tràn ngược lại. Độ nghiêng của ống thải được khuyến nghị tối thiểu là 15mm.

Tư vấn lắp đặt lavabo (chậu rửa mặt)

  • Mỗi sản phẩm đều có thông số kỹ thuật khác nhau, vì thế bạn nên tìm hiểu trước khi mua, xem nó có phù hợp với không gian, vị trí lắp đặt và sở thích của bạn hay không.
  • Nên kiểm tra nguồn cấp nước và nguồn thoát nước có phù hợp với loại lavabo bạn chọn hay không.
  • Khuyến khích các hộ gia đình nên chuẩn bị đường nước nóng lạnh luôn vì khi thi công cũng không thêm chi phí gì nữa khi chọn nhà thầu trọn gói đã bao gồm tất cả công chạy đường điện, đường ống.

Hướng dẫn chuẩn bị lắp đặt bồn tiểu nam

  • Mỗi bồn tiểu đều có kết cấu và thông số kỹ thuật khác nhau. Bạn nên chọn bồn tiểu nam phù hợp với sơ đồ bản vẽ kỹ thuật trong nhà vệ sinh của bạn.
  • Khuyến khích bạn nên lắp đặt bồn tiểu nam để nhà vệ sinh của bạn sạch sẽ hơn, tiết kiệm nước hơn.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí

Theo xu hướng ngày càng hiện đại, nhà vệ sinh là nơi càng ngày càng được đầu tư nhiều hơn để phục vụ nhu cầu hằng ngày của con người. Vì thế, để có được nhà vệ sinh đúng chuẩn, không gặp lỗi trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo các vấn đề trên đây để tránh những lỗi thường gặp nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn có thể liên hệ dưới đây để được tư vấn miễn phí.